3 món chè thơm mát cho những ngày đầu thu

Mùa thu mùa mà của những món ăn  được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon và hấp dẫn. Dưới đây sẽ là 3 món chè ngon ngon cho thời tiết se lạnh đầu thu được rất nhiều người yêu thích.

Thời tiết se lạnh vào mùa thu có rất nhiều món quà vặt, những món chè nổi tiếng khiến bạn thích mê. Khi đã quá lười ra ngoài để thưởng thức món ăn này, bạn có thể ở nhà nấu ăn những món ngon, thậm chí có thể nấu những bát chè thật ngon cho gia đình mình thưởng thức mà không cần phải ra ngoài.

Cách làm 3 món chè cho ngày đầu thu

Chè cốm

Cốm là một loại đặc sản nổi tiếng của Hà Nội với hương vị thơm ngon rất đặc trưng, cứ nhắc đến cốm người ta lại nhớ đến mùa thu Hà Nội. Với cốm bạn có thể dùng  ăn ngay như một món ăn chơi, ăn vặt thì cốm còn có thể kết hợp cho nhiều món ăn ngon như bánh cốm, chả cốm. kem cốm trong đó không thể không nhắc đến món chè cốm với hương vị không thể quên một khi đã được nếm thử.

Nguyên liệu cần:

Cốm tươi : 200gr

Bột sắn dây : 50gr

Đường phèn : 200gr

Nước cốt dừa

Loading...

Lá dứa

Dừa non bào sợi

món chè cốm ngon
Chè cốm trong những ngày đầu thu se lạnh

 

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế, chuẩn bị các nguyên liệu làm chè cốm.

– Cốm: Nếu là cốm tươi, bạn chỉ cần rửa qua với nước cho sạch bụi bẩn. Nếu là cốm khô, bạn cũng đem rửa sạch nhưng sau đó cần ngâm với nước lạnh cho hạt cốm mềm ra. Ngâm cốm trong khoảng 10 phút rồi xả lại với nước lạnh sau đó để cho ráo.

– Bột sắn dây: Cho bột sắn dây vào bát con sau đó hoà loảng với nước. Cần hoà kỹ để đảm bảo bột không bị vón cục.

– Đường phèn: Lấy 2 thìa đường phèn sau đó đun cho đường chảy thì cho tiếp vào đường chừng 20ml nước lọc sau đó khuấy đều.

– Lá dứa: Rửa sạch phần lá dứa đã có. Tiếp đến, bạn cắt lá dứa thành các khúc nhỏ rồi cho vào máy xay với khoảng 1 lít nước. Xay xong, bạn vắt lấy nước cốt và bỏ bã.

Bước 2: Nấu chè cốm

– Cho phần nước cốt lá dứa đã lọc vào rồi. Tiếp đến, bạn đặt nồi lên bếp và đun với mức lửa nhỏ. Khi nước bắt đầu sôi lăn tăn, bạn đổ cốm vào nồi và đun cho thật sôi. Chừng khoảng 5 phút sau, bạn cho vào nồi chè cốm 1/3 thìa cafe muối và khuấy đều để món chè được thanh hơn.

– Tiếp tục đun chè trong khoảng 1 phút nữa. Lúc này, bạn trút phần nước đường phèn + bột sắn đã hoà loảng vào nồi sau đó khuấy cho thật đều tay để chè được sánh và không bị khê ở phần đáy. Khuấy liên tục như vậy cho đến khi chè sánh mịn thì nêm đường cho vừa vị ngọt rồi đun khoảng 1 phút nữa thì tắt bếp.

Bước 3: Thưởng thức chè cốm

– Đợi cho chè cốm nguội bớt là bạn có thể múc ra bát thưởng thức. Lúc này, bạn sẽ cho thêm phần nước cốt dừa + dừa tươi nạo sợi + đá lạnh bào nhỏ để món chè được ngậy, bùi hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho thêm một số các nguyên liệu hương liệu khác như thạch, một chút sữa tươi…

Chè vải rau câu

Nguyên liệu

500g vải thiều tươi tách hạt

50g bột rau câu

5g bột hạnh nhân

300ml nước dừa tươi

200g đường cát.

Cách làm:

Bước 1 : Nấu 150g đường cát để tạo nước, cho trái vải vào rim đường, lửa nhỏ khoảng 20 – 25 phút, bắc xuống, để nguội.

Bước 2 : Hòa tan rau câu với nước dừa tươi, cho thêm 50g đường còn lại và bột hạnh nhân vào đun sôi. Khi thấy rau câu sánh, nhấc xuống cho vào khuôn, để nguội.

Bước 3 : Đặt rau câu vào ngăn mát tủ lạnh, đợi đông rồi lấy ra cắt hạt lựu.

Bước 4 : Trộn chung trái vải với rau câu, cho vào tủ lạnh hoặc cho đá viên vào ăn lạnh.

Chè khoai lang sữa

Khoai lang kết hợp với gừng tươi và sữa là một sự lựa chọn sáng tạo cho chúng ta, chè khoai lang sữa mang đến hương vị ngọt ngào và mùi thơm cay cay của gừng sẽ giúp bạn xua tan cái se lạnh của những ngày đầu thu.

Nguyên liệu

Khoai lang tím

Một gói sữa tươi không đường

30 g sữa bột

15 g đường

Một nhánh gừng.

Cách làm:

Bước 1 :Chuẩn bị các nguyên liệu. Khoai lang rửa sạch, hấp chín.

Bước 2 : Bóc vỏ khoai rồi nghiền nát khoai trong mọt bát nhỏ. Chuẩn bị hỗn hợp gồm: 50 ml sữa cùng một chút nước gừng vắt, để riêng.

Bước 3 : Đổ phần sữa tươi còn lại vào nồi, bật bếp để làm nóng sữa, thêm sữa bột, khoai lang nghiền, khuấy đều.

Bước 4: Tùy theo sở thích của bạn mà thêm lượng đường cho phù hợp. Giữ lửa trung bình, khuấy đều tay để bột không bị vón cục.

Bước 5 : Khi sữa sôi, bắt đầu có bọt khí thì tắt bếp rồi rót vào cốc sữa và nước gừng đã pha sẵn, để yên trong khoảng 5 phút.

Với 3 món chè thơm mát cho ngày đầu thu se lạnh mà ocduiblog chia sẻ trên đây. Bạn còn ngại gì nữa mà không làm thử nhỉ.

Loading...