Các biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả cho các cặp đôi
Nếu bạn chưa sẵn sàng để sinh con cũng như chưa có kế hoạch sinh con thì dưới đây sẽ là các biện pháp tránh thai mà bạn cần tham khảo.
Đối với các cặp vợ chồng đang kế hoạch trong việc sinh con thì việc áp dụng những cách tránh thai ở là vô cùng cần thiết. Để chọn được biện pháp phù hợp, các mẹ cần có kiến thức đầy đủ về từng phương pháp tránh thai, đi khám sức khỏe sinh sản và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.
1.Tránh thai là gì?
Tránh thai là bất cứ hành động nào cản trở sự kết hợp của trứng và ti.nh tr.ùng trước trong và sau giao hợp Các biện pháp tránh thai là bất cứ dụng cụ hoặc thuốc sử dụng trong tránh thai.
2.Các biện pháp tránh thai
Các biện pháp tránh thai là những biện pháp nhằm mục đích kiểm soát sự thụ tinh để tránh sự có thai ngoài ý muốn sau giao hợp. Việc lựa chọn các biện pháp tránh thai phụ thuộc vào sự phù hợp với thể trạng và điều kiện của từng người, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.
Thuốc tránh thai hàng ngày
Hiện nay, thuốc uống tránh thai hàng ngày có hai loại. Loại thứ nhất là sự kết hợp của hai hormone progestin và estrogen nhân tạo (viên kết hợp), loại thứ 2 chỉ chứa progestin. Đây là biện pháp tránh thai khá phổ biến và đem lại hiệu quả cao, ít tác dụng phụ.
Thuốc có thể phòng tránh được: bệnh u lành tính của vú, ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung và ung thư buồng trứng, bệnh viêm tiểu khung; giúp chủ động tránh thai khi muốn và có khả năng có thai trở lại ngay sau khi ngừng thuốc; phù hợp đối tượng mới sử dụng biện pháp tránh thai lần đầu hoặc chưa muốn có con hoặc giãn khoảng cách sinh hai vợ chồng trẻ và đặc biệt là ít tác dụng phụ.
Tuy nhiên, thuốc tránh thai hàng ngày cũng có những nhược điểm như: Phải dùng hàng ngày vào 1 giờ nhất định để đạt hiệu quả. Một số người có thể gặp các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, rối loạn kinh nguyệt trong thời gian đầu uống thuốc.
Đặt vòng tránh thai
Vòng tránh thai là một trong những dụng cụ tốt và phổ biến được các chị em tin tưởng dùng. Phương pháp này không gây đau đớn hay ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống tình dục của chị em. Từ trước đến nay, phụ nữ đã lựa chọn phương pháp này.
Mặc dù vậy, biện pháp này có thể gây viêm nhiễm đường sinh dục, xuyên tử cung, từ đó kéo theo các biến chứng khác, khó tháo. Vì vậy, để có một chiếc vòng tránh thai phù hợp và vừa vặn với cơ thể, chị em cần đến các trung tâm y tế để được tư vấn và thực hiện đặt vòng.
Que cấy tránh thai
Que cấy tránh thai là một que nhựa (có kích thước bằng que diêm), chứa progestin. Đây là một biện pháp tránh thai lâu dài. Que sẽ được bác sĩ cấy vào dưới da vùng cánh tay.
Khi có kế hoạch sinh em bé trở lại, chị em vẫn có thể mang thai sau khi gỡ que cấy ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, khi sử dụng que cấy tránh thai, nhiều phụ nữ bị rong kinh trong vòng một năm đầu tiên.
Nhược điểm của phương pháp này là trong vài tháng đầu có thể sẽ kinh ít hơn, ngắn hơn hay bị rong kinh trên 8 ngày, rong huyết hoặc là không có kinh. Các triệu chứng khác ít gặp hơn như là đau đầu, chóng mặt, căng ngực, buồn nôn.
Miếng dán tránh thai
Miếng dán được dán vào một vị trí kín đáo trên cơ thể như phần mặt trong cánh tay, mặt trong đùi, bụng dưới, trên vai, sau lưng hoặc mông (không dán lên ngực). Sử dụng miếng dán đầu tiên vào ngày đầu tiên của kỳ kinh, sau đó mỗi tuần thay miếng dán một lần, liên tục trong 3 tuần. Sau 3 tuần sử dụng, ngưng dán 1 tuần và sẽ có kinh nguyệt trong tuần đó.
Với những biện pháp tránh thai trên đây mà ocduiblog chia sẻ, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi bạn chưa muốn có con ngay có thể sử dụng những biện pháp này.