Đau bụng kinh là gì? Cách giảm triệu chứng đau bụng kinh

Đau bụng kinh là một nỗi ám ảnh của phụ nữ khi phải trải qua trong kỳ kinh nguyệt. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà chúng còn ảnh hưởng đến sức khỏe khi phải trải qua những cơn đau quằn quại.

Khi bị đau bụng kinh chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu. Để thoát khỏi những cơn đau bụng kinh phiền toái này đa số các bạn nữ đều chọn cách uống thuốc giảm đau, nhưng không phải uống nhiều thuốc thì giảm đau sẽ hiệu quả.

Loading...

1.Hiện tượng đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh là cơn đau liên hồi và co thắt ở phần bụng dưới. Nhiều phụ nữ bị đau bụng kinh trước và trong thời kỳ kinh nguyệt. Đối với một số người, cơn đau bụng kinh chỉ làm họ hơi khó chịu. Tuy nhiên ở những người khác, cơn đau có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.

Hiện tượng đau bụng kinh là gì?
Hiện tượng đau bụng kinh là gì?

Ngoài ra, các tình trạng sức khỏe như lạc nội mạc tử cung hay u xơ tử cung cũng có thể gây đau trong kỳ kinh nguyệt. Cách chữa đau bụng kinh hiệu quả là điều trị nguyên nhân gây ra nó.

Đối với đau bụng kinh không do các tình trạng sức khỏe gây ra, tình trạng này thường có khuynh hướng cải thiện theo tuổi và sau khi sinh.

2.Nguyên nhân gây ra đau bụng kinh

Lạc nội mạc tử cung: trong tình trạng này, các mô tuyến tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung, thường gặp nhất trên ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc các mô xếp khung xương chậu.

U xơ tử cung: tình trạng phát triển các tế bào không bị ung thư trong thành tử cung có thể là nguyên nhân gây ra đau đớn.

Lạc nội mạc trong cơ tử cung: trong điều kiện này, các mô tuyến tử cung bắt đầu phát triển thành các bức tường cơ tử cung.

Bệnh viêm vùng chậu (PID): bệnh nhiễm khuẩn của cơ quan sinh dục nữ thường do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục gây ra.

Hẹp cổ tử cung: ở một số phụ nữ, hẹp cổ tử cung có thể cản trở dòng chảy kinh nguyệt, tăng áp suất bên trong tử cung và gây đau đớn.

3.Phương pháp giảm đau bụng kinh

Sử dụng nhiệt

Áp một ít nhiệt lên bụng thật sự  có thể làm dịu cơn đau bụng kinh. Sử dụng một miếng dán nhiệt hoặc lấy một ít nước ấm cho vào chai thủy tinh hoặc bình cao su rồi chườm vào phần bụng dưới sẽ giúp bạn bớt đau bụng khi tử cung co thắt để đẩy lượng máu kinh ra ngoài.

Đắp gừng tươi

Gừng giã hoặc xắt lát, chườm vào phần bụng dưới khoảng 5-7 phút sẽ giúp bạn giảm những cơn đau bụng kinh.

Nên massage nhẹ nhàng và thường xuyên phần bụng dưới khi đang đến chu kỳ kinh nguyệt. Việc này sẽ giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và sẽ giảm đau thật hiệu quả.

Một số người sử dụng phương pháp xoa bóp để làm dịu các cơn đau. Cố gắng xoa bóp ở vùng bụng bị đau với những động tác nhẹ nhàng, theo hướng vòng tròn.

Chườm túi nóng

Bạn đặt túi chườm nóng lên bụng hoặc bụng dưới khoảng một tiếng sẽ có hiệu quả tương tự như thuốc giảm đau.

Uống trà thảo dược

Trà bạc hà, gừng hoặc hoa cúc chamomile là những thức uống có tác dụng làm giảm cơn đau bụng. Điều duy nhất bạn cần nhớ đó phải là một cốc trà nóng, bốc hơi.

 

Trứng gà, lá ngải cứu

Theo Đông y, Công dụng của ngải cứu trong điều kinh: Là công dụng quan trọng nhất, điều trị kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt nhiều, đau bụng kinh (thống kinh).

Với những bạn đau bụng kinh trong ngày này có thể ăn lá ngải với trứng gà, bạn sẽ thấy đỡ đau bụng. hơn rất nhiều thậm chí là cơn đau dứt hẳn.

Nếu kinh nguyệt không đều thì hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường để uống, chia 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1-2 ngày sẽ thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.

Sử dụng thuốc để làm dịu cơn đau

Để giảm đau hơn nữa, có thể sử dụng thêm các thuốc giảm đau không qua kê đơn. Những thuốc này đã được chứng minh là có thể giảm các cơn đau bụng kinh.

Tắm nước nóng

Với đau bụng kinh, nhiệt độ có tác động khá sâu sắc. Bên cạnh việc uống nước, trà nóng, chườm bụng, bạn cũng có thể tìm thấy những phút giây thoải mái dưới làn nước nóng.

Uống vitamin tổng hợp

Vitamin A, C và E có khả năng giảm các cơn đau bụng kinh và cải thiện tâm trạng.

Phương pháp giảm đau bụng kinh
Phương pháp giảm đau bụng kinh

4.Đau bụng kinh nên ăn gì?

Cá hồi

Cá hồi có chứa axit béo omega-3 giúp giảm viêm, rất hữu ích trong việc giảm đau – trong đó có cơn đau do kinh nguyệt. Ngoài ra, đây còn là nguồn vitamin D và B6 dồi dào, giúp bạn hấp thụ canxi tốt hơn, đồng thời giảm cảm giác đau tức ở bụng và ngực khi đến tháng.

Socola đen

Socola đen là món đồ ăn vặt ưa thích của nhiều bạn gái thích đồ ngọt. Tuy nhiên nhiều bạn gái chưa biết socola cũng là thực phẩm rất tốt dành cho phụ nữ mỗi khi đến ngày đèn đỏ. Socola có chứa thành phần chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể, có tác dụng làm giảm nhẹ những cơn đau co thắt do đau bụng trong ngày hành kinh gây ra.

Các loại rau lá xanh đậm

Việc mất máu trong kỳ kinh nguyệt khiến cơ thể bạn thiếu hụt một lượng chất sắt, gây cảm giác mệt mỏi và bơ phờ. Các loại rau lá xanh đậm như cải xoăn hay rau bina không chỉ chứa nhiều sắt, mà còn có nhiều loại vitamin bổ dưỡng.

Chuối

Chuối là loại quả khá quen thuộc, dễ kiếm, chứa nhiều kali và vitamin B6 nó có tác dụng giảm khả năng giữ nước và chống co thắt. Vì vậy, nếu không muốn đối mặt với cơn đau bụng kinh bạn nên ăn nhiều chuối. Những món ăn có thể chế biến từ chuối như: Chuối trộn sữa chua, chuối ép rán, bánh chuối, sinh tố chuối…

Ngoài tác dụng giảm co thắt, chuối còn có tác dụng hiệu quả làm giảm triệu chứng đầy hơi, khó tiêu.

Các loại thực phẩm giàu canxi

Canxi sẽ giúp giảm những cơn đau co rút ở bụng do kinh nguyệt. Bạn có thể uống sữa, ăn các loại rau xanh đậm hay các loại hải sản

Hướng dương

Đây là loại hạt chứa nhiều vitamin B6 và khoáng chất chống cho thắt như: Kẽm, magie. Món ăn vặt dành cho chị em trong những ngày đèn đỏ này sẽ có tác dụng hiệu quả như mong muốn nếu sử dụng với một lượng vừa phải, không quá nhiều. Vì vậy nếu đang băn khoăn đau bụng kinh nên ăn gì thì đừng bỏ qua hạt hướng dương nhé.

Nếu bạn bị đau bụng kinh dữ dội có thể áp dụng những cách mà tin giải trí chia sẻ cho bạn trên đây nhé. Hy vọng khi đến kỳ kinh nguyệt bạn sẽ đỡ đau bụng hơn.

 

 

 

Loading...