Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh gì? Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh này
Trào ngược dạ dày thực quản là một căn bệnh không phải hiếm hiện nay, căn bệnh này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời.
Trào ngược dạ dày thực quản là một căn bệnh rất phổ biến hiện nay và những người mắc bệnh này ngày càng tăng. Bệnh này khá thường gặp nhưng có rất nhiều trường hợp không được chuẩn đoán đúng.
Trào ngược dạ dày thực quản dễ dẫn đến viêm loét thực quản, nếu nặng và kéo dài đưa đến hẹp thực quản. Viêm loét thực quản cũng có thể gây chảy máu. Bệnh diễn ra trong một thời gian lâu làm cho niêm mạc thực quản biến đổi tựa như niêm mạc ruột, gọi là Barrett thực quản. Barrett thực quản là tổn thương tiền ung thư, có thể chuyển thành ung thư. Khi đã chuyển thành Barrett thực quản thì không thể điều trị hết bằng thuốc mà cần theo dõi kỹ bằng nội soi, nếu có dấu hiệu nguy cơ cao chuyển sang ung thư thì can thiệp bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật.
Ở một số bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và người già, có thể gây nên viêm phổi do hít dịch trào ngược vào đường thở. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
1.Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh gì?
Đây là một căn bệnh trong quá trình tiêu hóa, thực quản có vai trò tiếp nhận thức ăn và đẩy xuống dạ dày bằng nhu động sóng. Hoạt động chuyển thức ăn từ thực quản xuống dạ dày phải đi qua cơ vòng thực quản. Cơ vòng thực quản cũng là một bộ phận quan trọng với tác dụng giữ không cho dịch vị dạ dày cũng như các thức ăn từ dạ dày bị trào ngược trở lại thực quản.
Ở những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản, hoạt động của cơ vòng thực quản này bị tổn thương và rối loạn. Cụ thể, cơ vòng thực quản sẽ gặp vấn đề trong việc tự động đóng mở hay co giãn bình thường để ngăn cách dạ dày và thực quản. Khi áp lực đóng của cơ vòng trở nên yếu đi, van thực quản sẽ mở ra vào những thời điểm không phù hợp khiến cho những dịch vị cũng như thức ăn trong dạ dày có cơ hội tấn công ngược vào thực quản.
2.Nguyên nhân gây nên bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Khi bạn bị stress dài
Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra trào ngược và làm cho bệnh kéo dài dai dẳng. Stress là các trạng thái tâm lý bực bội, bất an, căng thẳng thần kinh… khi con người phải đối mặt với nhiều áp lực từ gia đình hay công việc.
Căng thẳng thần kinh kéo dài cũng là nguyên nhân chính làm rối loạn nhu động thực quản khiến cho cơ thắt thực quản dưới trở nên nhạy cảm, việc giãn mở cơ xảy ra thường xuyên và kéo dài làm dịch vị trào ngược lên thực quản gây ra hiện tượng đau rát khó chịu, buồn nôn và làm cho hệ thống tiêu hóa dễ bị viêm nhiễm.
Viêm loét dạ dày, tá tràng
Dạ dày có chức năng co bóp và tiêu hóa thức ăn nên khi dạ dày bị loét, tổn thương, chức năng tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng. Quá trình làm rỗng thức ăn ở dạ dày bị chậm, làm tăng áp lực cho cơ thắt thực quản, tạo điều kiện cho các chất dịch dạ dày, Acid HCl, có thể cả dịch mật trào ngược lên ống thực quản.
Thói quen ăn uống không lành mạnh
Ăn quá no, ăn đêm, ăn hoa quả có tính axit khi đói, ăn đồ ăn nhanh, chiên rán… là những thói quen xấu nhưng phổ biến trong đời sống hiện nay. Nhiều người cho rằng, ăn đêm để tẩm bổ, tuy nhiên đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Việc ăn đêm không chỉ khiến cân nặng của bạn tăng mà còn gây áp lực cho trương lực của cơ thắt thực quản dưới, dẫn đến cơ này bị yếu, đóng mở bất thường, gây chứng trào ngược.
Những yếu tố bẩm sinh
Trào ngược dạ dày thực quản có thể do một số các dị tật bẩm sinh hoặc do ảnh hưởng từ các bệnh tật khác như: cơ thắt thực quản dưới yếu, bệnh nhân bị sa dạ dày, hay bệnh nhân có thoát vị cơ hoành, tai nạn… Ở trẻ nhỏ, trào ngược dạ dày thường được cho là sinh lý bình thường với triệu chứng điển hình là nôn trớ. Triệu chứng này sẽ giảm dần khi trẻ lớn hơn và sẽ mất hẳn khi trưởng thành.
3.Biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Các triệu chứng chính của bệnh trào ngược dạ dày thực quản là ợ nóng, với cảm giác không thoải mái đằng sau xương ức của bạn, thường là thấy nóng, chua rát rất khó chịu. Hiện tượng này có chiều hướng gia tăng (xấu đi) khi bạn nằm xuống hoặc đang ở tư thế cong người ra sau, và thường xảy ra sau khi ăn thức ăn.
Dấu hiệu ợ hơi
Ợ hơi thường xảy ra trong quá trình thức ăn được tiêu hóa tại dạ dày. Hơi sinh ra trong dạ dày khi tiêu hóa thức ăn thường thoát ra ngoài qua đường hậu môn. Tuy vậy khi cơ thắt thực quản dưới gặp những trục trặc và dãn ra sẽ khiến cho hơi thoát ngược trở lên qua đường miệng. Ợ hơi là dấu hiệu đầu tiên của bệnh trào ngược dạ dày, thực quản.
Nếu sau khi ăn no hoặc dùng các thức uống có gas, cồn như rượu, bia, nước ngọt xảy ra ợ hơi thì đó là ợ hơi sinh lý, một phản ứng tự nhiên của cơ thể. Ngược lại nếu như xảy ra hiện tượng ợ hơi do bệnh lí, bệnh nhân sẽ bị ợ hơi cả khi đói lẫn khi không dùng thức uống nào. Chính vì vậy bạn nên lưu ý những hiện tượng trào ngược dạ dày này để can thiệp sớm.
Ợ chua và ợ nóng
Đây là hiện tượng axit trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản đến miệng. Bệnh nhân xuất hiện cảm giác chua ở miệng, rất khó chịu. Đây là triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản khá dễ nhận biết.
Thông thường khi bị ợ chua do axit dạ dày trào ngược, bệnh nhân sẽ có cảm giác nóng và rát ở lồng ngực. Vị trí nóng rát thường ở khu vực thượng vị (phía trên rốn và nằm dưới xương ức). Thông thường người bị trào ngược dạ dày sẽ cảm thấy ợ nóng sau khi ăn từ 30 phút đến 1 giờ. Bên cạnh ợ hơi thì ợ nóng và ợ chua cũng là triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Ợ chua và ợ nóng cũng khiến người bệnh không ngon miệng, dễ chán ăn, mệt mỏi.
Cảm giác buồn nôn và nôn
Bên cạnh những dấu hiệu trên, buồn nôn và nôn là triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản thường được các bác sĩ nhắc đến. Bệnh nhân có cảm giác dễ buồn nôn, thường là sau khi ăn. Người bị trào ngược dạ dày, thực quản rất dễ nôn khi có các tác động. Những hành động đánh răng, đi tàu, xe, uống thuốc,… đều có thể gây buồn nôn và nôn.
Trẻ em cũng có dấu hiệu nôn và buồn nôn do trào ngược dạ dày thực quản. Biểu hiện điển hình nhất là nôn trớ ở trẻ. Tuy nhiên đây là hiện tượng bình thường ở trẻ do hệ tiêu hóa còn non yếu. Bố mẹ không nên quá lo lắng.
Hiện tượng khó nuốt
Khó nuốt cũng là một biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản. Nguyên nhân gây khó nuốt là do axit dạ dày trào ngược với tần suất lớn. Niêm mạc thực quản sẽ bị phù nề, khó nuốt.
Thông thường khi có hiện tượng này bệnh nhân đã bị trào ngược dạ dày khá nặng. Nên có biện pháp can thiệp ngay.
4.Các biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
-Bị viêm thực quản: Là tình trạng xuất hiện tổn thương viêm nhiễm do chất dịch trong dạ dày như acid HCl, dịch mật bị trào ngược thực quản tạo ra.
-Hẹp thực quản: Thiệt hại đối với thực quản từ acid dạ dày là sự hình thành của các mô sẹo, mô sẹo làm hẹp lối đi của thức ăn, dẫn đến tình trạng khó nuốt.
-Barcelona thực quản: Một chứng bệnh nguy hiểm, tiềm tàng nguy cơ ung thư khi làm thay đổi lớp lót thực quản thành các tế bào tương tự như lớp lót của ruột.
-Gặp các vấn đề về đường hô hấp: Axit dạ dày có thể gây viêm thực quản, ảnh hưởng tới việc thở. Ngoài ra, nó còn có thể lọt vào phổi gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn ở đây như tức ngực, khàn giọng, viêm thanh quản, viêm phổi, hen suyễn.
5.Cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Cách chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng đu đủ
Đu đủ là một loại trái cây bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng biết đến tác dụng chữa trào ngược dạ dày thực quản của nó. Trong loại quả này có chứa men tiêu hủy protein thành axit amin giảm tình trạng trào ngược dạ dày. Ngoài ra những khoáng chất trong đu đủ còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm các bệnh liên quan đến dạ dày.
Với nguyên liệu này, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước như sau:
-Lấy khoảng 300g đu đủ chín gọt vỏ, bỏ hạt rồi cho vào thố để hấp chín cùng một chút đường.
-Dùng trước bữa ăn chính mỗi ngày 2 lần.
Cách điều trị trào ngược dạ dày bằng nghệ và mật ong
Hai nguyên liệu này thường được kết hợp với nhau và có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Trong thành phần của nghệ có chứa nhiều hoạt chất curcumin có tác dụng giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, hạn chế được các biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản. Nguyên liệu này còn có thể làm lành các vết loét của dạ dày, thúc đẩy co bóp, hạn chế tiết acid ở dạ dày. Chúng ta cũng không thể không nhắc đến tác dụng của mật ong, nguyên liệu này có tác dụng làm giảm đau và tránh được tình trạng kích ứng ở dạ dày.
Việc kết hợp nghệ và mật ong được tiến hành như sau:
-Lấy bột nghệ trộn với mật ong cho thật đều.
-Vo thành viên vừa uống rồi bảo quản trong hũ thủy tinh để dùng dần.
-Mỗi lần dùng khoảng 3 viên và mỗi ngày dùng khoảng 3 lần.
Với những biểu hiện của bệnh dưới đây mà ocduiblog đã chia sẻ bạn hoàn toàn có thể biết mình có mắc bệnh này hay không.