Rụng trứng là gì? Trứng rụng sống được bao lâu?

Theo đó thời gian rụng trứng sẽ kéo dài từ 3-5 ngày ở giữa chu kỳ kinh nguyệt và trứng rụng có thể sống được bao lâu trong khoảng thời gian đó.

Trứng rụng sống được bao lâu là thông tin có tính quyết định đến cơ hội làm mẹ của bạn. Trứng sống được khoảng 12-24 giờ sau khi rụng trong khi tinh trùng có thể tồn tại tối đa 7 ngày. Vì vậy trong khoảng thời gian này bạn phải biết cách đảm bảo cho sức khỏe của chính mình.

Rụng trứng là hiện tượng gì?

Mỗi tháng cơ thể người phụ nữ đều sẵn sàng cho việc thụ thai, trong vòng 1 tháng sẽ có một trứng trưởng thành và rụng xuống buồng tử cung, nếu gặp tinh trùng thì sẽ diễn ra quá trình thụ thai, còn nếu không được thụ tinh trứng sẽ bị đào thải ra ngoài, hay còn gọi là hành kinh.

trứng rụng sống được bao lâu
Rụng trứng là hiện tượng gì?

Dấu hiệu trứng rụng kéo dài bao lâu?

Nữ giới thường có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 28 đến 32 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày thì ngày rụng trứng sẽ là ngày thứ 14 tính từ ngày cuối cùng của kỳ kinh trước, nếu chu kỳ là 31 ngày thì ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày 17.

Thông thường chu kỳ rụng trứng rụng sẽ rơi vào những ngày giữa của chu kỳ kinh nguyệt.Thông thường trứng sống được khoảng từ 12 đến 24 giờ sau khi rụng, còn tinh trùng có thể sống được từ 5 – 7 ngày trong cơ thể của người phụ nữ. Việc thụ thai sẽ là lý tưởng khi có nhiều tinh trùng sẵn sàng chờ trứng rụng để thụ thai. Chỉ có 1 trứng rụng nhưng sẽ có hàng triệu tinh trùng đang chờ vì thế hãy quan hệ nhiều trong những ngày này để tăng khả năng thụ thai.

Tại sao lại có hiện tượng trứng rụng?

Hormone là yếu tố quan trọng quyết định sự rụng trứng. Vào thời gian đầu của chu kỳ, cơ thể sản xuất ra một loại hormone sinh dục đặc biệt, giúp kích thích trứng chín và rụng trong thời điểm thích hợp.

Trứng rụng sống được bao lâu?

Ngay từ khi sinh ra, bạn đã sở hữu một lượng trứng nhất định, khoảng 400 – 500 trứng trong suốt cuộc đời. Gần đến thời điểm rụng trứng, cơ thể sẽ sản xuất hormone estrogen làm dày lớp lót tử cung cũng như tạo môi trường “thân thiện” với các tinh trùng. Bên cạnh đó, nồng độ estrogen tăng cao cũng giúp gia tăng hoóc-môn LH, kích thích trứng chín và rụng trong vòng 24 – 36 giờ sau đó. Chu trình này lặp lại mỗi tháng và được gọi là quá trình rụng trứng. Thông thường, trứng cần khoảng 90 ngày để “trưởng thành” trước khi rời tổ.

Sau khi được giải phóng, trứng cần được thụ tinh ngay trong vòng 24 giờ tiếp theo. Nếu không, trứng sẽ thoái hóa hoặc bị hút vào màng bụng. Buồng trứng sẽ ngừng tiết ra hormone, đồng thời lớp niêm mạc dày của tử cung sẽ bong tróc gây ra chảy máu. Trứng không thụ tinh sẽ theo máu ra ngoài. Đó là lúc bạn thấy xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt.

Trong hầu hết các trường hợp, khi chu kỳ xuất hiện đồng nghĩa với việc bạn đã không thụ thai. Chỉ một số ít có thai nhưng vẫn thấy kinh nguyệt. Với những trường hợp bị rối loạn hormone, dù rụng trứng không xảy ra nhưng có thể bạn vẫn sẽ thấy chu kỳ kinh.

Trứng rụng sống được bao lâu?
Trứng rụng sống được bao lâu?

Trứng rụng tăng cơ hội thụ thai bằng cách nào?

Bạn không nên chăm chăm quan hệ vào ngày rụng trứng mà “lơ là” những ngày còn lại trong chu kỳ. Nếu muốn nhanh chóng “có tin vui”, tốt nhất bạn nên quan hệ vợ chồng đều đặn hàng tuần. Nên chú ý sau khi quan hệ, bạn nên nằm nghỉ trong vòng 20-30 phút để tinh trùng có thể tiến sâu vào tử cung và gặp được trứng.

Loading...

Nếu bạn phải đứng dậy ngay và thấy hiện tượng tinh trùng bị trào ra ngoài, cũng không nên quá lo lắng. Điều này không khiến bạn thụ thai thất bại. Nên nhớ, số lần tinh trùng được sản xuất trong một lần quan hệ là rất lớn, chỉ cần một nửa trong số đó được giữ lại trong tử cung, bạn vẫn có cơ hội thụ thai. Một vài phụ nữ thích sử dụng gối bằng cách kê ở mông để giữ tinh trùng ở lại âm đạo nhằm gia tăng cơ hội thụ thai.

Hiện tượng trứng rụng là một hiện tượng rất quan trọng mà ocduiblog chia sẻ dưới đây để biết bạn có cơ hội mang thai hay là không.

Thuốc gametix F thúc đẩy quá trình trao đổi chất, cân bằng nội tiết tố nữ estrogen và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giúp cải thiện chất lượng tế bào trứng

Loading...