Tăng cân nhưng bạn lại ăn ít, căn bệnh mà bạn mắc phải

Tăng cân khi không ăn nhiều, bạn ăn rất ít, thậm chí là không ăn gì nhưng cân nặng của bạn qua một tháng vẫn tăng lên mà không hề giảm đi.

Sức khỏe luôn là vấn đề ai cũng quan tâm, khi cân nặng bạn chẳng thể giảm xuống mà cứ tăng lên. Việc này bạn nên đi khám bác sĩ để bảo đảm sức khỏe cho bản thân mình.

Căng thẳng kéo dài

Khi cơ thể thường xuyên lo lắng hay căng thẳng, hormone cortisol sẽ liên tục được sản xuất. Khi lượng hormone này tăng cao sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và dễ gây tích tụ chất béo dư thừa. Stress kéo dài cũng là nguyên nhân khiến cân nặng và mỡ bụng tăng bất thường. Để không gặp phải tình trạng này, bạn hãy điều chỉnh tâm trạng và sắp xếp công việc để tránh gây căng thẳng.

Mắc các vấn đề về tiêu hóa

Tiêu hóa là hoạt động cần thiết để cơ thể hấp thụ được tối đa chất dinh dưỡng và hạn chế chất béo dư thừa tích tụ. Khi gặp các vấn đề tiêu hóa, quá trình trên sẽ bị cản trở và dễ làm tích tụ mỡ thừa, gây tăng cân. Một số vấn đề như táo bón, rối loạn tiêu hóa… cũng có thể là nguyên nhân khiến cân nặng thay đổi.

Do đó, hãy chú ý đến các biểu hiện về tiêu hóa khi gặp phải tình trạng tăng cân.
Do đó, hãy chú ý đến các biểu hiện về tiêu hóa khi gặp phải tình trạng tăng cân.

Cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng

Ăn uống lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng là thói quen tốt giúp duy trì cân nặng. Việc không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sẽ làm khả năng hấp thụ kém hiệu quả hơn. Trong đó, thiếu hụt magie, sắt hay vitamin D có thể làm ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và làm tăng khả năng tích tụ mỡ thừa. Khi cân nặng thay đổi, bạn hãy kiểm soát lại chế độ dinh dưỡng để điều chỉnh hợp lý.

Mất cân bằng điện giải

Thường xuyên ăn các thực phẩm giàu natri có thể gây ra tình trạng tăng cân do tích nước. Thói quen uống không đủ nước hàng ngày cũng có thể khiến tình trạng trên nghiêm trọng hơn. Một số thực phẩm chứa lượng muối cao như đồ muối chua, đồ hộp… cần được cân nhắc trong chế độ ăn để tránh mắc phải tình trạng này.

Mắc vấn đề về khớp

Các vấn đề về khớp như đau, viêm khớp, đặc biệt là ở đầu gối và hông cũng góp phần gây tăng cân. Khi bạn gặp phải những vấn đề này, hãy theo dõi tình trạng và chữa trị đúng cách. Tình trạng tăng cân kèm theo cũng nên được chú ý và thực hiện các kiểm tra cần thiết để tránh gây nguy hại sức khỏe.

Mắc các vấn đề về tuyến giáp

Khi cơ thể không sản xuất đủ hormone tuyến giáp, điều này có thể dẫn đến tình trạng suy tuyến giáp. Tăng cân là một trong những biểu hiện của tình trạng này. Một số biểu hiện đi kèm khi gặp phải vấn đề về tuyến giáp có thể kể đến như mệt mỏi, đi tiểu thường xuyên hơn, sưng cổ, nhiệt độ cơ thể thay đổi bất thường.

Loading...

 

Loading...