Bệnh sỏi thận là gì, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh sỏi thận không chỉ nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà người bệnh cũng gặp không ít khó khăn đối với căn bệnh này. Vậy nguyên nhân nào gây nên căn bệnh sỏi thận ở người.

Sỏi thận là sự lắng đọng những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu, vì một lý do nào đó đã kết tinh, lắng đọng lại và tạo sỏi trong thận. Tùy thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà kích thước sỏi lớn nhỏ khác nhau. Nước từ mạch máu ngấm qua tế bào thận, bài tiết nước tiểu qua ống thận vào lòng thận, theo ống bài tiết (niệu quản) xuống bàng quang và thoát ra ngoài. Sỏi thận rất nguy hiểm đến sức khỏe của con người, cần điều trị căn bệnh này một cách triệt để.

1.Bệnh sỏi thận là gì?

Sỏi thận hay sạn thận, sỏi đường tiết niệu là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Sỏi thận có thể nhỏ hoặc lớn đến vài cm. Nếu sỏi thận nhỏ, có thể tự đẩy ra ngoài theo đường tiểu. Nhưng nếu sỏi lớn, viên sỏi di chuyển cọ xát vào đường niệu có thể gây ra những cơn đau lưng, tiểu ra máu. Nếu sỏi thận bị kẹt trong cuống đài thận, gây bế tắc, làm giãn nở và tạo ra áp lực tác động lên dây thần kinh thận và vỏ thận gây ra cơn đau quặn thận…Sỏi có thể làm tắc nghẽn đường tiểu, tồn đọng nước tiểu, gây viêm nhiễm, lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa đường tiểu và giảm chức năng co bóp đường tiểu gây nên các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản gây ra suy thận.

Bệnh sỏi thận là gì?
Bệnh sỏi thận là gì?

Sỏi thận là một căn bệnh thường gặp. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị sỏi thận và việc lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc nhiều vào bản chất của từng loại sỏi. Điều quan trọng là cá nhân mỗi người hoặc có người thân trong gia đình chẳng may mắc bệnh nên trang bị cho mình kiến thức về phân loại sỏi và cách để phòng ngừa chúng, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh.

2.Dấu hiệu mắc bệnh sỏi thận

Phù

Thận là cơ quan bài tiết nước trong cơ thể, nếu thận có vấn đề, lượng nước thừa tích tụ trong cơ thể gây ra phù. Dấu hiệu xuất hiện sớm thường phù ở mí mắt, phù mặt và cằm, sau đó phát triển phù nề khắp cơ thể. Các trường hợp nặng có thể dẫn tới tràn dịch màng phổi hoặc cổ trướng.

Kém ăn

Khi gặp vấn đề chức năng thận, các chất như creatinine, urê và các độc tố khác sẽ dần dần tích lũy trong cơ thể và kích thích đường tiêu hóa. Sau đó dẫn đến mất cảm giác ngon miệng, nước tiểu nặng mùi, lưỡi và miệng bị lở loét, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và xuất huyết tiêu hóa. Những biểu hiện trên thậm chí là triệu chứng đầu tiên của nhiều bệnh nhân bị bệnh thận.

Thiếu máu

Chức năng thận suy giảm có thể dẫn đến rút ngắn tuổi thọ hồng cầu, giảm tiết erythropoietin, chức năng máu trong tủy xương kém. Đồng thời, do sự hấp thu sắt và axit folic trong ruột giảm, dẫn đến giảm lượng hồng cầu trong cơ thể, dẫn đến tình trạng thiếu máu, cơ thể mệt mỏi.

Huyết áo cao

Loading...

Ngoài chức năng bài tiết nước tiểu qua thận và chức năng trao đổi chất thải, thận cũng có chức năng điều chỉnh huyết áp. Khi chức năng thận bị suy yếu, dẫn đến huyết áp cao, tăng huyết áp…

Biến động đường trong máu

Từ 8% đến 10% bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2 có thể mắc các bệnh về thận, lâu dần chức năng thận sẽ giảm và cuối cùng dẫn đến suy thận mãn tính. Do đó, kiểm soát tốt lượng đường trong máu cũng có tác dụng tốt cho sức khỏe của thận.

Erlonat/thuốc erlotinib điều trị ung thư phổi; ung thư tụy. thuốc flecainid – Thuốc chống loạn nhịp, giảm lực co cơ tim

3.Triệu chứng của bệnh sỏi thận

-Đau: Đau dữ dội, đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng, có khi buồn nôn và nôn. Đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận.

-Đái máu: Là biến chứng thường gặp của sỏi thận – tiết niệu, nhất là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm đái máu.

-Đái buốt, đái rắt, đái mủ: Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu, nó tái phát nhiều lần, có thể đái ra sỏi

-Sốt: Người bệnh sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau hông, lưng, đái buốt, đái rắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận – bể thận cấp.

-Các dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu: Đái tắc từng lúc hoặc hoàn toàn.

4.Cách điều trị bệnh sỏi thận

Với sỏi nhỏ, có thể uống nước nhiều, uống nước râu ngô hay thuốc lợi tiểu cũng như một số loại thuốc nam để kích thích bài tiết, sỏi cũng theo đó ra ngoài. Bệnh nhân cũng có thể được uống thuốc giãn cơ để niệu quản không co thắt, đồng thời uống thuốc lợi tiểu để sỏi ra ngoài.

Nếu sỏi đã quá lớn khi phát hiện hoặc điều trị nội khoa không có kết quả, bệnh nhân có thể được chỉ định ngoại khoa (mổ thận lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, tán sỏi nội soi, thậm chí làm ổ nội soi gắp sỏi).

Cách điều trị bệnh sỏi thận
Cách điều trị bệnh sỏi thận

5.Chế độ ăn của người bị bệnh sỏi thận

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ

Những loại thực phẩm giàu chất xơ luôn là chất cần thiết phải bổ sung cho người bị bệnh sỏi thận. Thực phẩm này giúp hỗ trợ giảm đau buốt khi bạn đi tiểu tiện hay đại tiện. Bạn bị sỏi thận đặc biệt là những người mới mổ sỏi thận càng phải ăn thật nhiều thực phẩm giàu chất xơ hơn nữa mỗi ngày.

Chất xơ có hai loại là chất xơ hòa tan trong nước và chất xơ không hòa tan trong nước. Những loại thực phẩm chất xơ không hòa tan chính là lúa mì, lúa mạch, đậu, rau hay gạo. Còn thực phẩm chất xơ không hòa tan chính là ngũ cốc. Người bị sỏi thận nên ăn hằng ngày và bổ sung đều đặn trong từng bữa ăn để không thừa chất hoặc thiếu chất xơ.

Trái cây giàu citrat

Cam, chanh, bưởi là những loại hoa quả rất giàu citrat. Bổ sung citrat tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị sỏi thận hiệu quả. Citrat được đào thải, tại thận nó sẽ kết hợp với canxi dư thừa tạo thành chất hòa tan dễ dàng đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu

Mỗi ngày uống 1 cốc nước chanh/cam rất tốt cho bệnh sỏi thận và sức khỏe. Bạn nên uống vào buổi sáng, uống sau khi ăn khoảng 30 phút – 1 giờ. Lưu ý là không nên dùng 2 loại quả này vào buổi tối, chuyển hóa sẽ theo hướng không có lợi cho cơ thể.

Bổ sung thực phẩm giàu canxi

Sau chất xơ thì canxi là chất thiết yếu cho những người bị sỏi thận. Nếu ai hỏi bạn bị bệnh sỏi thận nên ăn gì thì bạn nên trả lời là các thực phẩm giàu canxi.

Chế độ ăn cân đối lượng canxi và oxalat giúp sỏi thận không tăng thêm. Theo một nghiên cứu, những người có chế độ ăn giảm canxi có tỷ lệ mắc sỏi cao hơn những người bổ sung canxi đầy đủ.

Điều này được giải thích là do ăn đủ canxi giúp hạn chế hấp thu canxi và oxalat tại ruột, hai chất này gặp nhau tại kết tủa, không đi qua được niêm mạc ruột và kênh vận chuyển ở ruột, vì vậy chúng sẽ được ra ngoài theo phân. Ngoài ra, lượng canxi trong máu đủ sẽ không kích thích cơ thể bài tiết oxalat, giúp ngăn chặn hình thành sỏi oxalat.

Những triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh sỏi thận mà ocduiblog chia sẻ dưới đây, bạn hoàn toàn có thể tìm được một chế độ tốt nhất cho mình.

 

Loading...