Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Xuất huyết giảm tiểu cầu được coi là một căn bệnh nan y rất khó chữa, bệnh này là một căn bệnh đông máu gây ra hệ thống miễn dịch cơ thể tấn công.

Nhiều người có thể đã từ mắc căn bệnh này nhưng vốn dĩ không có vốn hiểu biết về bệnh nên không quan tâm đến nó. Hẳn bạn cũng đã nghe đến bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu nhưng lại không biết bệnh này có ảnh hưởng đến sức khỏe của mình ra sao. Dưới đây sẽ là những thông tin hữu ích cho bạn.

1.Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh gì?

Xuất huyết giảm tiểu cầu là một dạng rối loạn hệ miễn dịch hiếm gặp có thể dẫn tới những vết bầm tím ở da hay chảy máu. Tình trạng xuất huyết này xảy ra do hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các tiểu cầu và làm giảm tiểu cầu trong máu xuống rất thấp. Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu có thể điều trị được, kể cả trường hợp mãn tính. Ở người khỏe mạnh, thông thường có từ 150.000 – 450.000 tiểu cầu/ mm máu, thế nhưng người mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu có chỉ số này dưới 150.000.

Xuất huyết giảm tiểu cầu là một dạng rối loạn hệ miễn dịch
Xuất huyết giảm tiểu cầu là một dạng rối loạn hệ miễn dịch

Ở một số bệnh nhân, chỉ số này hạ xuống rất thấp, 20.000 tiểu cầu/ mm máu hoặc thậm chí ít hơn. Ở trẻ em, chỉ cần bệnh nhi có số lượng tiểu cầu 30.000 tiểu cầu/ mm máu là đã cần được theo dõi liên tục để chữa trị rồi So sánh tiểu cầu người bình thường và người bị xuất huyết giảm tiểu cầu

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu được chia thành 2 loại: Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu cấp tính: cứ 10 trường hợp gặp căn bệnh này thì có 9 trường hợp là trẻ em.

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu mạn tính: thường xảy ra ở người lớn và ít xuất hiện ở trẻ nhỏ. Bệnh mạn tính có những triệu chứng giống như với xuất huyết giảm tiểu cầu cấp tính, ngoại trừ nó kéo dài thời gian lâu hơn 6 tháng.

Xem thêm: Thuốc Osimert là thuốc đích, hoạt động trên một số loại ung thư để ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư. Thuốc Geftinat 250mg gefitinib điều trị ung thư phổi.

2.Nguyên nhân dẫn  đến bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu

– Hiện tượng giảm tiểu cầu do kháng thể đồng chủng: xuất phát từ nguyên nhân truyền máu khác nhóm tiểu cầu và nhóm tiểu cầu giữa mẹ và con có sự bất đồng.

– Do cơ thể bị các bệnh nhiễm trùng nặng, bệnh nhiễm ký sinh trùng nhất là bệnh sốt rét, do nhiễm siêu vi trùng trong các bệnh sốt xuất huyết, sởi, cúm, quai bị hay viêm gan siêu vi, lupus ban đỏ… làm cơ thể bị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu.

– Do cơ thể tiêm phòng các loại vắc xin sau khi rối loạn hoocmon.

– Do các bệnh như xơ gan, men gan cao, khô tủy, suy tủy, suy thận, ung thư tủy, ung thư máu, ung thư vòm họng, ung thư xương…

Loading...

– Do cơ thể bị đột biến gen.

– Các nguyên nhân như tủy xương sản xuất tiểu cầu bình thường, biểu hiện mẫu tiểu cầu kháng sinh, mặt khác đời sống tiểu cầu lại ngắn do phá hủy ở ngoại vi, điển hình là các kháng thể kháng tiểu cầu.

3.Dấu hiệu nhận biết khi mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu

– Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu xảy ra ở mọi đối tượng thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau, dễ bắt gặp nhất là trẻ em và người trẻ tuổi. Ở phái nữ bị bệnh thiếu tiểu cầu nhiều hơn phái nam.

Dấu hiệu nhận biết khi mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu
Dấu hiệu nhận biết khi mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu

– Bệnh nhân khi bị bệnh giảm tiểu cầu thì triệu chứng rõ ràng nhất của họ chính là hội chứng chảy máu, nhất là vùng da và niêm mạc. Trường hợp người bệnh bị chảy máu dưới da, vùng dưới da của họ sẽ xuất hiện các nốt chấm hoặc mảng bầm máu. Ngoài ra, còn có những dấu hiệu khác như chảy máu mũi và lợi chân răng.

– Trường hợp bị bệnh giảm tiểu cầu nặng hơn, bệnh nhân sẽ bị xuất huyết não, màng não, xuất huyết nội tạng, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết phổi, tiết niệu, sinh dục như hiện tượng đa kinh và rong kinh. Bệnh nhân sau khi bị xuất huyết, họ cũng bị thiếu máu với lượng máu tương ứng với mức độ chảy máu. Qua những xét nghiệm cho thấy rằng bộ phận như gan, lá lách và hạch không to.

Trên đây là tình trạng bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu mà ocduiblog chia sẻ, qua đây bạn có thể biết được mình có bị mắc bệnh này hay không.

 

Loading...